Cơ sở dữ liệu là gì?
Cơ sở dữ liệu là một bộ sưu tập có tổ chức của các thông tin hoặc dữ liệu.
Ngày nay có rất nhiều luồng thông tin, và thách thức được đặt ra là làm sao lưu trữ chúng một cách khoa học để con người có thể dễ dàng tìm ra khi họ cần dùng đến. Các cơ sở dữ liệu có thể được chia thành ba loại:
– Loại tập trung: Tất cả dữ liệu là một cơ thể thống nhất được lưu trữ trên một máy tính. Để có được thông tin bạn phải kết nối với máy tính chủ được gọi là server.
– Phân cấp: Có nghĩa là không có bộ nhớ trung tâm. Một số server sẽ cung cấp thông tin cho khách hàng, và các server này được kết nối với nhau.
– Phân tán: Không có kho dữ liệu. Tất cả các nút đều chứa thông tin. Các khách hàng đều bình đẳng và có quyền bình đẳng.
Cơ sở dữ liệu cổ điển được áp dụng như thế nào trong cuộc sống thực?
Mặc dù chúng đã được sử dụng trong một thời gian dài, nhưng thực tế chúng đang tồn tại một số vấn đề.
– Tính an toàn: Nếu ai đó có quyền truy cập vào máy chủ chứa thông tin, mọi dữ liệu có thể được thêm, thay đổi hoặc xóa.
– Độ tin cậy: Nếu như có quá nhiều yêu cầu từ khách hàng được đưa ra cùng một lúc, server có thể bị hỏng và không thể đáp ứng được yêu cầu.
– Khả năng tiếp cận: Nếu kho lưu trữ trung tâm có vấn đề, bạn sẽ không thể lấy được thông tin trừ khi các vấn đề được giải quyết. Ngoài ra, những người dùng khác nhau sẽ có những nhu cầu khác nhau, nhưng các quy trình lại được thống nhất và điều này có thể gây ra bất tiện cho khách hàng.
– Tốc độ truyền dữ liệu: Nếu các nút nằm ở các quốc gia hoặc lục địa khác nhau, việc kết nối với máy chủ có thể trở thành một vấn đề lớn.
– Khả năng mở rộng: Các mạng tập trung rất khó để tính được quy mô vì dung lượng máy chủ bị hạn chế, và vì vậy lưu lượng truy cập sẽ bị giới hạn.
Các cơ sở dữ liệu phân cấp và phân tán có thể giải quyết được những vấn đề này.
Cơ sở dữ liệu phân cấp có thể giải quyết vấn đề an ninh không?
Tất nhiên là có, vì chúng không có bất kỳ một kho lưu trữ tập trung nào cả.
Điều đó có nghĩa là tất cả dữ liệu được phân phối giữa các nút của mạng lưới. Nếu một thông tin nào được thêm vào, chỉnh sửa hoặc xóa đi trên bất kỳ máy tính nào, nó sẽ được phản ánh trong tất cả các máy tính còn lại trong hệ thống mạng. Nếu có một số sửa đổi pháp luật được chấp thuận, thông tin mới sẽ được lan truyền tới những người dùng khác nhau trên toàn mạng. Nếu không, dữ liệu sẽ được sao lưu trùng khớp với các nút khác. Do đó, hệ thống tự cung tự cấp và tự điều chỉnh. Các cơ sở dữ liệu được bảo vệ khỏi các cuộc tấn công cố ý hoặc những thay đổi tình cờ của thông tin.
Còn về độ tin cậy, khả năng tiếp cận và tốc độ truyền dữ liệu?
Các mạng phân cấp có thể chịu được áp lực đáng kể trên mạng.
Tất cả các nút đều mang dữ liệu. Vì vậy, các yêu cầu được phân bố giữa các nút. Do đó, áp lực lưu lượng yêu cầu không rơi vào một máy tính nào mà được chia đều cho tất cả. Trong trường hợp này, tổng công suất của mạng này lớn hơn nhiều so với mạng tập trung.
Vì số lượng máy tính trong mạng phân cấp hoặc phân tán rất lớn, các cuộc tấn công DDoS chỉ có thể thực hiện được nếu chúng sử dụng số dung lượng lớn hơn. Nhưng đó sẽ là một cuộc tấn công rất tốn kém. Do đó, có thể xem mạng phân cấp và phân tán là khá an toàn.
Người dùng có thể được đặt trên khắp thế giới, và đừng quên về các vấn đề kết nối Internet có thể xảy ra. Trong các mạng phân cấp và phân tán khách hàng có thể lựa chọn nút và làm việc với tất cả các thông tin cần thiết.
Và về khả năng mở rộng?
Một mạng lưới tập trung không thể mở rộng đáng kể.
Trong một mô hình tập trung, tất cả các máy khách đều được kết nối với máy chủ. Chỉ có máy chủ mới lưu trữ tất cả dữ liệu. Vì vậy, tất cả các yêu cầu về nhận, thay đổi, thêm hoặc xóa dữ liệu phải được đi qua máy tính chính. Nhưng các nguồn máy chủ là hữu hạn. Do đó, nó chỉ có thể làm việc hiệu quả với một số lượng user nhất định. Nếu số lượng khách hàng lớn hơn, tải của máy chủ có thể vượt quá giới hạn trong thời gian cao điểm. Mô hình phân cấp và phân tán không có vấn đề này vì tải được chia sẻ giữa nhiều máy tính.
Các cơ sở dữ liệu phân cấp và phân tán này có thể được áp dụng như thế nào?
Các cơ sở dữ liệu tăng tốc độ truyền thông giữa các bên khác nhau trong dải sản xuất.
Hãy xem xét ví dụ sau đây: Trong suốt cuộc đời của mình, một chiếc xe trải qua nhiều giai đoạn: từ lắp ráp, bán, bảo hiểm, đến sử dụng. Tại mỗi bước sẽ có thêm những bản báo cáo và tài liệu được sản sinh ra. Nếu như cần làm rõ một vấn đề gì, người ta sẽ gởi những yêu cầu khác nhau đến các cơ quan chức năng. Việc này không những tốn nhiều thời gian, mà nó còn có thể không hiệu quả thậm chí phức tạp hơn bởi khoảng cách địa lý, rào cản ngôn ngữ hay vấn đề về sự quan liêu của chính quyền.
May thay, Blockchain có thể tránh được những vấn đề này. Tất cả thông tin về từng chiếc xe đều được lưu trữ trên mạng. Dữ liệu này không thể bị xóa hoặc thay đổi nếu không có sự đồng ý của người tham gia. Và bạn có thể truy cập thông tin bạn cần bất cứ lúc nào. Không những thế, hợp đồng thông minh tạo điều kiện cho việc thực hiện Blockchain. Một ví dụ thực sự tuyệt vời về cách thức hoạt động này là CarFix. Nhóm nghiên cứu đang làm việc để phát triển toàn bộ vòng đời của xe sử dụng Blockchain.
Tài liệu tham khảo : link
(theo https://goctienao.com)